ĐÁNH BÀI ĂN TIỀN CHỈ VÀI CHỤC NGHÌN VÀO DỊP TẾT CÓ VI PHẠM PHÁP LUẬT KHÔNG?

ĐÁNH BÀI ĂN TIỀN CHỈ VÀI CHỤC NGHÌN VÀO DỊP TẾT CÓ VI PHẠM PHÁP LUẬT KHÔNG?

Dịp Tết Nguyên đán là dịp anh chị em trong gia đình, họ hàng tụ họp và quay quần bên nhau sau thời gian bận rộn đi học, đi làm. Khi các thành viên trong gia đình đông đủ thì mọi người hay tìm đến những trò chơi để giúp giải trí, vui vẻ bên nhau, có thể kể đến như đánh bạc, gá bạc? 

 

Vậy đánh bac, gá bạc, hay đánh bài ăn tiền chỉ vài chục nghìn đồng mang tính chất vui chơi giải trí vào dịp Tết có vi phạm pháp luật không?

Trước hết, chúng ta tìm hiểu về hành vi đánh bạc và tội đánh bạc theo quy định pháp luật hình sự hiện nay. 

Theo Điều 321 Bộ Luật Hình sự năm 2015, đánh bạc là hành vi vi phạm pháp luật, tùy theo tính chất và mức độ vi phạm mà có thể bị phạt hành chính, thậm chí là chịu trách nhiệm hình sự. Pháp luật quy định đánh bạc là hành vi của hai người hay nhiều người có tính chất cá cược, thỏa thuận ăn thua bằng tiền hoặc tài sản. Bởi vậy, bất cứ hành vi cá cược, thỏa thuận ăn thua bằng tiền hoặc tài sản dù chỉ vài chục nghìn mà không được cho phép của cơ quan có thẩm quyền thì đây là hành vi đánh bạc trái phép. 

“Điều 321. Tội đánh bạc

1. Người nào đánh bạc trái phép dưới bất kỳ hình thức nào được thua bằng tiền hay hiện vật trị giá từ 5.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 5.000.000 đồng, đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc hành vi quy định tại Điều 322 của Bộ luật này hoặc bị kết án về tội này hoặc tội quy định tại Điều 322 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:

a) Có tính chất chuyên nghiệp;

b) Tiền hoặc hiện vật dùng đánh bạc trị giá 50.000.000 đồng trở lên;

c) Sử dụng mạng internet, mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử để phạm tội;

d) Tái phạm nguy hiểm.

3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng".

 

Đối với biện pháp xử phạt vi phạm hành chính. 

Theo quy định trên, nếu chưa từng bị xử phạt hành chính hay bị kết án về tội đánh bạc, tổ chức đánh bạc, gá bạc thì người vi phạm chỉ bị xử lý hình sự nếu giá trị tiền, hiện vật tham gia chơi bạc trên 05 triệu đồng.

Mức phạt hành chính với hành vi đánh bạc được quy định tại Điều 26 Nghị định 167/2013/NĐ-CP như sau:

- Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 - 500.000 đồng đối với hành vi mua các số lô, số đề.

- Phạt tiền từ 01 - 02 triệu đồng đối với một trong những hành vi đánh bạc sau đây:

     + Đánh bạc trái phép bằng một trong các hình thức như xóc đĩa, tá lả, tổ tôm, tú lơ khơ, tam cúc, 3 cây, tứ sắc, đỏ đen, cờ thế hoặc các hình thức khác mà được, thua bằng tiền, hiện vật;

     + Đánh bạc bằng máy, trò chơi điện tử trái phép;

     + Cá cược bằng tiền hoặc dưới các hình thức khác trong hoạt động thi đấu thể thao, vui chơi giải trí, các hoạt động khác.

- Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

     + Nhận gửi tiền, cầm đồ, cho vay tại sòng bạc, nơi đánh bạc khác;

     + Che giấu việc đánh bạc trái phép.

- Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong những hành vi tổ chức đánh bạc sau đây:

     + Rủ rê, lôi kéo, tụ tập người khác để đánh bạc trái phép;

     + Dùng nhà, chỗ ở của mình hoặc phương tiện, địa điểm khác để chứa bạc;

     + Đặt máy đánh bạc, trò chơi điện tử trái phép;

     + Tổ chức hoạt động cá cược ăn tiền trái phép.

- Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong những hành vi tổ chức đánh đề sau đây:

     + Làm chủ lô, đề;

     + Tổ chức sản xuất, phát hành bảng đề, ấn phẩm khác cho việc đánh lô, đề;

     + Tổ chức mạng lưới bán số lô, số đề;

     + Tổ chức cá cược trong hoạt động thi đấu thể dục thể thao, vui chơi giải trí hoặc dưới các hoạt động khác để đánh bạc, ăn tiền.

- Hình thức xử phạt bổ sung: Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính và tịch thu tiền do vi phạm hành chính mà có đối với hành vi quy định tại Khoản 1; Khoản 2; Điểm a Khoản 3; Điểm b, c, d Khoản 4 và Khoản 5 Điều này.

- Người nước ngoài có hành vi vi phạm hành chính quy định tại Khoản 1, 2, 3, 4 và Khoản 5 Điều này, thì tùy theo mức độ vi phạm có thể bị áp dụng hình thức xử phạt trục xuất khỏi nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Trên đây là một số thông tin tổng quát liên quan đến vấn đề tuy gần gũi nhưng cũng rất nhạy cảm này. Mong rằng sẽ hữu ích với các bạn trong cuộc sống, cảm ơn Quý bạn đọc đã theo dõi bài viết.

Nếu có bất kỳ thắc mắc hay cần tư vấn về thủ tục liên quan đến doanh nghiệp, đầu tư, sở hữu trí tuệ, thuế - kế toán và giấy phép hoạt động, bạn có thể liên hệ với chúng tôi thông qua:

        Facebook: www.facebook.com/nhuylawfirm

        Hotline: 0914.39.47.96

        Email: nhuylawfirm@gmail.com

     

 Tác giả bài viết: Ngọc Ánh.