Giải thể doanh nghiệp - từ 6.000.000 đồng

Giải thể doanh nghiệp - từ 6.000.000 đồng

Giải thể doanh nghiệp- một cụm từ rất ít chủ doanh nghiệp nào muốn nhắc đến. Nhưng thực chất, nếu sau một quá trình đủ lâu hoạt động, bằng tất cả khả năng để thúc đẩy phát triển nhưng doanh nghiệp không có xu hướng đi lên, ngày càng trì trệ thì việc giải thể doanh nghiệp là điều nên làm để tránh những hậu quả khó lường sau này.

Thủ tục giải thể doanh nghiệp được xem là phức tạp hơn so với thủ tục thành lập mới doanh nghiệp vì chịu nhiều vấn đề ràng buộc hơn. Vậy giải thể doanh nghiệp như thế nào mới không vi phạm pháp luật? Chúng tôi xin đưa ra lời tư vấn cho các doanh nghiệp như sau :

Các trường hợp giải thể doanh nghiệp

– Kết thúc thời hạn hoạt động đã ghi trong Điều lệ công ty mà không có quyết định gia hạn;

– Theo quyết định của chủ doanh nghiệp đối với doanh nghiệp tư nhân; của tất cả thành viên hợp danh đối với công ty hợp danh; của Hội đồng thành viên, chủ sở hữu công ty đối với công ty trách nhiệm hữu hạn; của Đại hội đồng cổ đông đối với công ty cổ phần;

– Công ty không còn đủ số lượng thành viên tối thiểu theo quy định của Luật này trong thời hạn sáu tháng liên tục;

– Bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.

Những lưu ý khi tiến hành giải thể doanh nghiệp

- Các khoản nợ và nghĩa vụ thanh toán khác

Doanh nghiệp chỉ được giải thể khi bảo đảm thanh toán hết các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác.

Các khoản nơ của doanh nghiệp được thanh toán theo thứ tự ưu tiên sau:

+ Các khoản nợ lương, trợ cấp thôi việc, bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật và các quyền lợi khác của người lao động theo thỏa ước lao động tập thể và hợp đồng lao động đã ký kết;

+ Nợ thuế;

+ Các khoản nợ khác.

- Nghĩa vụ thuế

Doanh nghiệp phải hoàn tất các nghĩa vụ về Thuế tại Chi cục thuế quận, huyện và thực hiện thủ tục khóa mã số thuế trước khi nộp hồ sơ thực hiện thủ tục giải thể doanh nghiệp tại Phòng đăng ký kinh doanh tại nơi đặt trụ sở.

- Các hoạt động bị cấm sau khi giải thể doanh nghiệp

Kể từ khi có quyết định giải thể công ty, doanh nghiệp, người quản lý doanh nghiệp bị cấm thực hiện các hoạt động như sau:

+ Cất giấu, tẩu tán tài sản;

+ Từ bỏ hoặc giảm bớt quyền đòi nợ;

+ Chuyển các khoản nợ không có bảo đảm thành các khoản nợ có bảo đảm bằng tài sản của doanh nghiệp;

+ Ký kết hợp đồng mới không phải là hợp đồng nhằm thực hiện giải thể doanh nghiệp;

+ Cầm cố, thế chấp, tặng cho, cho thuê tài sản;

+ Chấm dứt thực hiện hợp đồng đã có hiệu lực;

+ Huy động vốn dưới mọi hình thức khác.

Trình tự, thủ tục giải thể doanh nghiệp:

Bước 1: Thông báo giải thể doanh nghiệp

Thông báo được gửi đến Phòng đăng ký kinh doanh cấp tỉnh nên doanh nghiệp đặt trụ sở. Trong thời gian 3 ngày làm việc, thông tin doanh nghiệp trên hệ thống thông tin quốc gia sẽ chuyển sang trạng thái “Đã Khóa”. Việc này giúp các doanh nghiệp đối tác và cơ quan chức năng nhận biết được doanh nghiệp đang trong quá trình giải thể và tránh việc doanh nghiệp thực hiện việc chuyển nhượng, thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp nhằm tẩu tản tài sản.

Hồ sơ gồm:

- Thông báo về việc giải thể doanh nghiệp;

- Quyết định giải thể;

- Biên bản họp của Đại hội đồng cổ đông đối với công ty cổ phần, của Hội đồng thành viên đối với công ty  trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên;

- Văn bản ủy quyền cho người thực hiện thủ tục.

Bước 2: Chấm dứt hiệu lực mã số thuế

Doanh nghiệp liên hệ cơ quan thuế để hoàn tất thủ tục chấm dứt hiệu lực mã số thuế. Ở công đoạn này doanh nghiệp sẽ quyết toán toàn bộ các nghĩa vụ đối với cơ quan thuế bao gồm nợ thuế, các khoản phạt do vi phạm hành chính, bổ sung các tờ khai hoặc hồ sơ còn thiếu theo quy định.

Thời gian hoàn tất công đoạn này phụ thuộc vào hồ sơ doanh nghiệp có nhiều hay không? Doanh nghiệp có kê khai, nộp thuế đầy đủ trong quá trình hoạt động hay không? Nếu doanh nghiệp “sạch” thì cũng mất khoảng 30 ngày làm việc. Với những trường hợp khác, thời gian xử lý có thể kéo dài hơn.

Sau khi thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ còn tồn đọng, cơ quan thuế sẽ ra Thông báo chấm dứt hiệu lực mã số thuế cho doanh nghiệp.

Hồ sơ chấm dứt hiệu lực mã số thuế bao gồm:

- Văn bản đề nghị chấm dứt hiệu lực mã số thuế;

- Biên bản họp và quyết định về việc giải thể doanh nghiệp;

- Xác nhận không nợ thuế hải quan (nếu có)

- Văn bản ủy quyền cho người thực hiện thủ tục.

Bước 3: Giải thể, xóa tên doanh nghiệp

Doanh nghiệp nộp quyết định giải thể, xóa tên doanh nghiệp đến cơ quan đăng ký kinh doanh đã nộp hồ sơ ở Bước 1 để tiến hành giải thể, xóa tên doanh nghiệp.

Hồ sơ gồm:

- Toàn bộ hồ sơ đã nộp ở Bước 1

- Thông báo chấm dứt hiệu lực mã số thuế

- Thông báo về việc giải thể doanh nghiệp

- Danh sách chủ nợ và số nợ chưa thanh toán

- Danh sách người lao động

- Báo cáo thanh lý tài sản

- Xác nhận đã trả dấu cho cơ quan công an hoặc xác nhận chưa khắc dấu (đối với doanh nghiệp thành lập trước ngày 1/7/2015)

- Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

HOTLINE: 0938672724

NHU Y LAW FIRM - GIẢI THỂ DOANH NGHIỆP .

NHU Y LAW FIRM chuyên tư vấn các vấn đề liên quan đến pháp lý doanh nghiệp. Nếu như bạn cần một nhà tư vấn chuyên nghiệp về các lĩnh vực pháp lý, đảm bảo và nhanh chóng và hãy liên hệ cho chúng tôi, chúng tôi sẽ sẵn sàng giúp đỡ bạn vào bất cứ thời điểm nào.